Để có thể tạo ra những bộ phim quảng cáo thành công thì cần có một ê kíp sản xuất chuyên nghiệp. Trong đó mỗi cá nhân sẽ đảm nhiệm một vị trí riêng mang đến sự hiệu quả trong công việc của tập thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm để biết ê kíp làm phim quảng cáo bao gồm những thành phần nào nhé!

 

Một ê kíp làm phim quảng bao gồm: 

Biên kịch

Tổ sản xuất, hiện trường

Tổ đạo diễn

Tổ quay phim

Tổ ánh sáng

Tổ máy . thiết bị

Tổ âm thanh

Tổ thiết kế bối cảnh

Tổ phục trang/ Stylist

Make up

Một Ekip làm phim quảng cáo  có thể lên đến vài chục người. Mỗi người sẽ đảm nhận những vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất. Dưới đây là những vị trí cơ bản cho các bạn tham khảo:


Biên kịch

Để có được một sản phẩm hoàn chỉnh, điều đầu tiên đó là cần có một kịch bản hay tâm huyết của biên kịch – điều này là tất yếu để tạo ra một tác phẩm hay và hấp dẫn

Biên kịch là những người đảm nhận vai trò viết kịch bản lên ý tưởng cho phim quảng cáo của doanh nghiệp.
Họ là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong ê kíp sản xuất phim quảng cáo. Một TVC muốn hấp dẫn và thu hút người xem nhất định cần có 1 kịch bản hấp dẫn và sáng tạo. Do đó, người biên kịch cần có sức sáng tạo vô kể, lập luận logic và ngôn ngữ phong phú.

Tổ sản xuất, hiện trường

Phòng sản xuất được xem là những người chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án. Họ đóng vai trò làm
công tác quản lý chung những thành viên khác trong ê kíp sản xuất. Phòng sản Phòng sản xuất giữ vị trí rất quan trọng có quyền quyết định mọi thứ từ lựa chọn những người tham gia sản xuất TVC cho đến phê duyệt kịch bản, thiết bị hỗ trợ… Điều phối và sắp xếp công việc.
Thời gian sản xuất nhanh hay chậm, đúng tiến độ hay không một phần là do tiên lượng và kế hoạch của sản xuất.
Hiện trường là những người lo điều phối tại trường quay bao gồm việc bảo vệ và giữ gìn tài sản chung cua ekip như xe cộ, dụng cụ thiết bị trong quá trình làm việc, phó hiện trường phụ giúp chạy việc vòng ngoài, lo cơm nước cho cả ekip chu đáo.
Hiện trường phụ giúp việc an ninh chung và giữ không gian không có quần chúng đám đông đi vào khu vực đang ghi hình nếu không được đạo diễn yêu cầu.

Tổ đạo diễn

Nếu như phòng sản xuất là những người đóng vai trò chỉ đạo và kiểm soát dự án. Thì đạo diễn lại chính là người chịu trách nhiệm giúp cho bộ phim quảng cáo được thành công. Họ sẽ là người chỉ đạo nhân viên ở trường quay từ diễn viên, quay phim cho đến nhân viên âm thanh, ánh sáng, phục trang…

Tất cả phải nằm dưới sự chỉ đạo của đạo diễn để giúp cho phim quảng cáo được thực hiện theo đúng ý tưởng và tiến độ đã lên kế hoạch.

Đạo diễn chịu trách nhiệm về diễn xuất và nội dung cần được ghi hình. Đảm bảo ghi hình đúng theo kịch bản và sáng tạo trong khuôn khổ kịch bản.

Tổ đạo diễn thông thường bao gồm đạo diễn chính, một phó đạo diễn cho những dự án lớn, một thư ký chịu trách nhiệm ghi lại nội dung và mã file đã quay cũng như Raccor trang phục, quần áo và đường dây diễn xuất được liên tục khi quay ngắt cảnh.

Trợ lý đạo diễn

Trong ê kíp sản xuất phim quảng cáo cần có trợ lý đạo diễn. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm sắp xếp
mọi thứ theo ý của đạo diễn. Từ lịch trình quay phim cho đến việc đôn đốc các thành viên thực hiện theo đúng chỉ đạo trong công việc. Vị trí này được xem là cánh tay đắc lực cho đạo diễn giúp kiểm soát dự án thành công hơn.

 

Tổ quay phim

Quay phim chính là nhân tố không thể thiếu trong ê kip sản xuất phim quảng cáo. Một TVC đơn giản cần ít nhất một máy quay để quay phim. Quay phim sẽ không chỉ là người bật tắt máy quay theo đúng chỉ đạo của đạo diễn. Mà họ còn là người cần có kinh nghiệm và chuyên môn giúp lựa những góc quay đẹp, căn chỉnh góc máy đưa ra những khuôn hình đẹp nhất.

Bởi lẽ kể chuyện bằng hình ảnh, vậy nên việc lựa chọn một quay phim hoặc đạo diễn hình ảnh rất quan trọng.  Nếu quay phim không cảm nhận được hình ảnh và biết cách kể chuyện bằng hình ảnh thì người đạo diễn phải rất giỏi về hình ảnh để bù đắp lại, Nếu đạo diễn yếu và gặp quay phim yếu thì coi như hỏng hết, chất lượng phim sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. 

Tổ ánh sáng

Làm phim quảng cáo cũng như phim truyện khác với video truyền hình thực tế. Phim quảng cáo càng cần thiết phải có ánh sáng. Tổ ánh sáng bao gồm có tổ trưởng hay còn gọi là Gaffer là người dày dạn kinh nghiệm trong việc sét up hệ thống đèn theo yêu cầu của DOP hay quay phim.  Đây là một người dày dạn kinh nghiệm bậc nhất trong tổ ánh sáng và am hiểu về điện và chịu tải của các đường dây khi sử dụng thiết bị đèn có công xuất lớn.

Ngoài ra còn nhiều thành viên khác trong tổ ánh sáng phục vụ cho việc vận hành dây điện, xe chở đồ, chân đèn, đèn công xuất lớn, boom cẩu, dolly … và nhiều thiết bị khác nữa.
Một tổ ánh sáng giao động từ 4 đến 6 người tuỳ theo dự án

Một set đèn được chiếu sáng bài bản chuyên nghiệp của DEMI

Tổ máy, thiết bị

Mỗi một set máy gồm rất nhiều bộ phận. Càng hiện đại thì càng có nhiều bộ phận khác nhau như :

Body máy

Lens

Chân máy

Màn hình monitor

Focus

Những thiết bị này đều rất cồng kềnh và cần từ 3-4 người để vận hành chúng.

 

Tổ âm thanh

Tổ âm thanh từ 1-2 người tuỳ theo dự án. Nhiệm vụ của họ là gắn mic thu âm mọi lúc mọi nơi và kiểm soát âm thanh trong quá trình quay và đảm bảo không bị lẫn tạp âm cũng như tiếng chuông điện thoại của ai đó quên không cài im lặng để phá tan bầu không khí.

Tổ thiết kế bối cảnh:

Tổ thiết kế khoảng 3-4 người  bao gồm một thiết kế chính và nhân sự hỗ trợ. Nhiệm vụ của họ là setup bối cảnh và đạo cụ tại trường quay một cách sinh động nhất để người xem có cảm giác đầy đủ và sự sống hiện diện xung quanh không gian diễn xuất, giúp cho nhân vật đặt đúng ngữ cảnh, không gian của mình.

Lấy ví dụ nhân vật là một ông già thì căn phòng không thể màu hồng phấn và có mành hoặc chuông gió treo trên cửa sổ được… Phải là cái gì đó phù hợp với một lão già.

Tổ thiết kế được phân ra là chạy bối cảnh nghĩa là họ phải chuẩn bị địa điểm mới phù hợp cho cảnh quay bao gồm sắp xếp đạo cụ cho phù hợp.

Tổ trực hiên trường có nhiệm vụ túc trực ở hiện trường để ứng phó khi có yêu cầu điều chỉnh bối cảnh và vật dụng liên quan tại hiện trường.

Đôi khi thiết kế phải tạo mưa giả

Tổ phục trang/ Stylist

Tổ phục trang bao gồm Stylist là người sẽ chỉ định, tạo hình và định hình trang phục cho diễn viên bao gồm trang phục và trang sức và dày dép. (hay còn gọi là định trang)

Ngoài ra phục trang còn có trợ lý phục trang giữ vai trò ủi đồ, bảo quản và chuẩn bị trang phục cho diễn viên.
Ở một số trường hợp quay dài ngày, phục trang phải đảm bảo được là đồ đó đúng Raccor ( Giải thích: Cảnh A cô gái mặc áo hồng đi mua trà sữa, cảnh B sẽ được quay sau đó 1 tuần, cô gái đó cần mặc đúng váy màu hồng của tuần trước và phục trang phải chuẩn bị)

Makeup:

Chuyện viên trang điểm và làm tóc. Ở phim ngắn hoặc quảng cáo thì nhiệm vụ của họ phải nhanh và đẹp và đúng ý tưởng của Stylist hoặc đạo diễn. Ở phim dài thì kiểu tóc và trang điểm phải đúng Raccor với phân đoạn trước đó.

Biên tập dựng phim Editor

Sau khi phim được quay thô xong thì bộ phận cuối cùng giúp cho phim quảng cáo được hoàn thiện hơn đó là nhân viên biên tập dựng phim hay bộ phận xử lý hậu kỳ. Họ là những người đóng vai trò xử lý cho TVC trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh từ việc cắt, ghép, chèn thêm hiệu ứng âm thanh hình ảnh…Như vậy đây cũng chính là vị trí giúp cho bộ phim xuất sắc hơn.

Mỗi một bộ phận trong ê kíp làm phim quảng cáo có thể từ 1 người cho đến vài người trong từng dự án lớn nhỏ. Nhưng nhất định không nên bỏ bớt một vị trí nào để giúp cho bộ phim của mình thành công hơn.

Đó là lý do mà sản xuất phim quảng cáo sẽ rất tốn kém vì cần rất nhiều bộ phận tham gia.

“DEMI – Thành công của bạn là thành quả của chúng tôi”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *